Tiền Giang cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 72 km. Từ Sài Gòn đi theo trục quốc lộ 1A hướng từ bến xe Miền Tây đi qua tỉnh Long An mới đến địa phận tỉnh Tiền Giang.
Tiền Giang có Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại II đấy nhé…Quê Nguyên có dòng sông Tiền chảy ngang đó. Nhờ phù sa sông bồi đắp mà đất đai ở đây phì nhiêu màu mỡ thích hợp trồng cây ăn trái như sầu riêng, vú sữa Lò Rèn, sapôchê, xoài cát Hòa Lộc, bưởi long, cam sành,…Ngon ơi là ngon
Nói sơ lược sự hình thành Tiền Giang – Mỹ Tho một chút.
Vào năm 1679, một nhóm khoảng ba ngàn người Minh Hương do tướng Dương Ngạn Địch nhà Minh Trung quốc không thuần phục nhà Thanh được Chúa Nguyễn cho định cư vùng đất mới này. Về sau lưu dân miền Bắc (chủ yếu là người Thanh Hóa; Nghệ An) bắt đầu di dân vào đây lập nghiệp (như vậy là người Tiền Giang có nguồn gốc từ người Hoa và người miền Bắc Việt Nam đó).
Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ (cái kia là Gia Định – Sài gòn). Đến năm 1785, quân Xiêm đã tràn sang và biến nơi đây thành bãi chiến trường. Phố xá bị tàn phá, của cải bị cướp bóc nên Mỹ Tho đại phố trở nên tiêu điều. Cũng năm này Người anh Hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ đã dẫn quân đại phá quân Xiêm tại Trận đánh Rạch Rầm Xoài Mút.
Mỹ Tho năm 1910 |
Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) lập tỉnh Định Tường; một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh).
Khi giặc Pháp xâm lược Nam Kỳ, những người con Định Tường kiên trung đã nhất tề đứng lên chống quân cướp nước, thà chết chứ không chịu cuối đầu làm nô lệ như anh hùng Trương Định, Thủ Khoa Huân, …
Theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, Định Tường cùng với Biên Hòa và Gia Định bị cắt nhượng cho Pháp. Năm 1876, tỉnh Định Tường bị Pháp giải thể và biến thành 2 tiểu khu và sau này trở thành 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công.
Chợ Mỹ Tho xưa |
Ven đường Mỹ Tho xưa |
Mỹ Tho ngày nay |
Ga Mỹ Tho xưa |
0 comments:
Post a Comment