Kiên Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm tận cùng phía Tây-Nam của Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Kiên Giang có quá trình hình từ khá lâu, qua tài liệu lưu trữ lịch sử, xin giới thiệu quá trình hình thành, tách và sáp nhập tỉnh Kiên Giang.
Từ những năm 1757, Kiên Giang là một đạo ở vùng Rạch Giá thuộc Trấn Hà Tiên do mạc Thiên Tích lập.
Đến năm 1808 (Gia Long năm thứ 7), đạo Kiên Giang được đổi thành huyện Kiên Giang. Triều Minh Mạng, Kiên Giang thuộc phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Từ ngày 15/6/1867, đổi thành hạt Thanh tra Kiên Giang. Ngày 16/8/1967 đổi tên thành hạt Kiên Giang, thuộc tỉnh Rạch Giá.
Năm 1956, theo Sắc lệnh số 143-NV, tỉnh Hà Tiên bị bãi bỏ và 4 quận (gồm Châu Thành, Hòn Chông, Giang Thành, Phú Quốc) được sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá để thành lập tỉnh Kiên Giang. Đến tháng 5/1965, tỉnh Hà Tiên được tái lập lại.
Năm 1957, theo Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang gồm 6 quận (Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Hà Tiên, Phú Quốc); có 7 tổng; 58 xã.
Theo Nghị định số 368-BNV/HC/NĐ ngày 27/12/1957 bổ túc Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Kiên Giang. Điều 1 của Nghị định này nêu rõ, quận Kiên An gồm thêm xã Vĩnh Tuy.
Ngày 13/6/1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành ban hành Nghị định 314-BNV/HC/NĐ về việc sửa đổi đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang. Tại điều 1 của Nghị định này quy định tách quận Kiên Bình thành 2 quận: Kiên Bình và Kiên Hưng.
Như vậy vào thời điểm năm 1958, tỉnh Kiên Giang có 7 quận và 7 tổng, theo niên giám Hành chính 1971 của Việt nam Cộng hòa thì tỉnh Kiên Giang gồm 7 quận: Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Kiên Lu7ung, Hà Tiên, Phú Quốc; 42 xã; 247 ấp.
Năm 1973, tỉnh Kiên Giang có 8 quận (Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc, Hiếu Lễ).
Ngày nay, tỉnh Kiên Giang có 15 huyện, thị xã, thành phố (thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, các huyện An Biên, An Minh, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng) và 145 xã, phường, thị trấn.
NĐ-CCVTLT
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Quốc gia II:
Phông Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa; Phông Phủ Tổng Đệ I Cộng hòa; niên giám Hành chính 1971; Công báo Việt Nam Cộng hòa.
Nguồn: Sở Nội Vụ Kiên Giang
0 comments:
Post a Comment